Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học Trung Quốc: Tự động báo phụ huynh khi trẻ vắng mặt, ngăn bạo lực nhưng lại khiến học sinh thêm áp lực

Những năm gần đây, các trường học Trung Quốc đã sử dụng công nghệ cao để trang bị camera nhận dạng khuôn mặt theo dõi học sinh nhận được nhiều sự quan tâm của hầu hết các phụ huynh trong nước cũng như quốc tế.

Mùa hè năm 2018, hệ thống nhận diện gương mặt được công ty công nghệ nổi tiếng Trung Quốc Tencent phát triển và nhanh chóng bùng nổ tại quốc gia này. Được biết đây là hệ thống công nghệ cao được cung cấp bởi máy ảnh nhận dạng khuôn mặt trong khuôn viên trường học ở nhiều tỉnh thành, cho phép theo dõi học sinh khi chúng đến và rời khỏi trường học. 

Một trong những thành phố đi đầu trong sự phát triển này chính là Thâm Quyến, nơi có nhiều hãng công nghệ lớn, thiết bị viễn thông, góp phần củng cố vị thế của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.

Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học ở Trung Quốc: Ngăn chặn bắt cóc, bạo lực nhưng gây tranh cãi vì ảnh hương đến tâm lý trẻ em - Ảnh 1.

Thâm Quyến là thành phố đi đầu triển khai hệ thống nhận diện khuôn mặt tại các trường học.

Được biết, sáng kiến về hệ thống nhận diện khuôn mặt được Bộ giáo dục Trung Quốc đưa ra vào năm 2016 như một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 3 của đất nước này, nhằm hiện đại hóa các cơ sở trường học trên toàn quốc. Và Thâm Quyến là thành phố bắt buộc phải đi đầu trong xu hướng này. Bên cạnh hệ thống nhận dạng khuôn mặt, các trường học ở Thẩm Quyến phải trang bị thêm tín hiệu wifi và trợ lý giảng dạy robot để đem lại sự hiện đại hóa trong giáo dục. 

Hiệu trưởng của một trường mẫu giáo ở Thâm Quyến cho biết, từ ngày lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt, công tác bảo đảm an toàn cho học sinh được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Cụ thể, hệ thống này giúp nhà trường theo dõi từng hành động của học sinh, cũng như ngăn trẻ em bị người khác bắt cóc. 

Artboard 1 copy 4

Hiệu trưởng nói với Southern Metropolitan Daily: "Sẽ có một bảng hiệu kỹ thuật số ở bên ngoài mỗi lớp học. Tại đây, người đến đón trẻ phải đăng ký tên mình và tên của trẻ. Sau đó, hệ thống sẽ gửi một thông báo đến người giám hộ trực tiếp có thể là bố hoặc mẹ để xác nhận. Nhờ vậy mà có thể tránh được những tình trạng bắt cóc trước cổng trường".

Việc lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt chống bạo lực học đường. Trong những thập kỷ qua, việc bạo lực học đường ở Trung Quốc tương đối hiếm, nhưng thỉnh thoảng vẫn có một số sự cố kinh hoàng khiến người dân nơi đây bị sốc. 

Vào tháng 5/2019, một người đàn ông đã bị bắt vì đâm chết cậu bé 10 tuổi sau khi đứa trẻ này cãi nhau với con gái anh. Người đàn ông đó đã đã xông vào trường bằng một con dao gọt hoa quả và lãnh hậu quả khôn lường. Hồi đầu năm, một người đàn ông đã dùng búa rìu xông vào trường tiểu học ở Bắc Kinh và tấn công khiến 20 đứa trẻ bị thương. 

Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học ở Trung Quốc: Ngăn chặn bắt cóc, bạo lực nhưng gây tranh cãi vì ảnh hương đến tâm lý trẻ em - Ảnh 3.

Hiện trường người đàn ông tấn công 20 học sinh tại Bắc Kinh vào đầu năm 2019.

Ngoài ra, bắt cóc trẻ em cũng là mối quan tâm lớn trong xã hội của nước này. Đa số những kẻ buôn người thường giả danh bố mẹ để đón trẻ từ trường mẫu giáo cũng như nhà trẻ. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt sẽ có khả năng bảo vệ tính an toàn cho đứa trẻ hơn. 

Ở trường học tại các tỉnh khác, điển hình như tỉnh Quý Châu cũng chạy theo xu hướng này. Bên cạnh việc lắp đặt hệ thống nhận dạng khuôn mặt, một số trường cũng yêu cầu học sinh mặc đồng phục có hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo, đồng phục này được trang bị chip để theo dõi các hoạt động của bọn trẻ. Năm ngoái, một trường học ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội khi lắp đặt camera nhận dạng khuôn mặt trong lớp để phân tích hành vi cũng như đảm bảo rằng học sinh luôn chú ý đến bài giảng. 

Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học ở Trung Quốc: Ngăn chặn bắt cóc, bạo lực nhưng gây tranh cãi vì ảnh hương đến tâm lý trẻ em - Ảnh 4.

Hệ thống nhận diện khuôn mặt cho phép phân tích hành vi học sinh trong lớp học.

Theo đó, tại trường trung học Thập Nhất Trung đã tiến hành lắp đặt 3 camera giám sát trên bảng đen để quan sát hành vi của học sinh. Hiệu trưởng Ni Ziyuan nói, một số học sinh đã thay đổi hành vi học tập của mình sau khi lắp đặt hệ thống này. Trên trang web của trường, một số học sinh bình luận: "Trước đây khi học những môn học mình không thích mình sẽ lười biếng và có thể ngủ trên bàn, hoặc học các môn khác. Nhưng từ khi camera này được lắp đặt, mình không hề dám phân tâm. Cảm giác như có một đôi mắt bí ẩn đang theo dõi mình". 

Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học ở Trung Quốc: Ngăn chặn bắt cóc, bạo lực nhưng gây tranh cãi vì ảnh hương đến tâm lý trẻ em - Ảnh 5.

Hệ thống này giúp giáo viên biết được biểu cảm của học sinh.

Hệ thống này hoạt động bằng cách xác định biểu cảm trên gương mặt học sinh. Sau đó, thông tin này được đưa vào một máy tính để đánh giá xem học sinh đó có đang chăm chú nghe giảng hay không. Máy tính sẽ nhận 7 loại cảm xúc khác nhau bao gồm trung tính, vui, buồn, thất vọng, tức giận, sợ hãi và ngạc nhiên. Nếu như kết luận sau cùng cho rằng học sinh này bị phân tâm trên lớp học thì hệ thống sẽ gửi thông báo đến giáo viên để kịp thời can thiệp. 

Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học ở Trung Quốc: Ngăn chặn bắt cóc, bạo lực nhưng gây tranh cãi vì ảnh hương đến tâm lý trẻ em - Ảnh 6.

Bảng thống kê hành vi của học sinh sau một tiết học.

Sự việc này đã gây ra tranh cãi trong một thời gian dài. Nhiều phụ huynh đã phản đối cho rằng hệ thống sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ. "Nếu tôi mà là những đứa trẻ, tôi sẽ không thể tập trung được vào bất cứ điều gì vì biết có ai đó đang theo dõi mình", một bình luận trên Sina cho hay. Tuy nhiên, hiệu trường nói rằng, "con mắt thông minh" kia sẽ giúp cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục, chúng ta nên nghĩ về mặt tích cực thì mọi chuyện sẽ ổn. 

 

Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình cho rằng, hệ thống này có thể vi phạm quyền riêng tư của học sinh. Patrick Poon, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức Ân xá Quốc tế lo ngại rằng chức năng của hệ thống nhận diện khuôn mặt thực sự thiên về giám sát hơn là đảm bảo an toàn cho trẻ em. 

Artboard 1 copy 3

Wang Yaqiu, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Tổ chức theo dõi nhân quyền cho hay: "Nhà trường nên tạo ra một môi trường giáo dục đáng tin cậy và an ninh cho sinh viên hơn là tạo ra những cánh cổng như vậy, điều này có thể khiến học sinh sinh viên mang tâm lý đau khổ và sợ hãi. Ngoài ra, không thể ngoại trừ có một số trường sử dụng thông tin của học sinh để tiến hành mục đích sai trái".

Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Giáo dục Quốc gia Trung Quốc kêu gọi chính quyền và nhà trường nên tôn trọng sự lựa chọn tự do của học sinh khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nhà trường. 

Tính đến năm ngoái, Trung Quốc đã lắp đặt hơn 200 triệu camera an ninh trên toàn quốc bao gồm trong nhà trường ở các cấp bậc tiểu học, trung học và đại học. 

(Nguồn: People, Vice, Telegraph)