Trong xã hội phát triển nhanh như hiện nay thì có 3 môi trường ảnh hưởng đến các con là trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Ngoài xã hội thì biến động, các vấn đề tác động trực tiếp hàng ngày như lối sống, anh chị em, họ hàng, mạng xã hội. Trong các gia đình xảy ra rất nhiều việc và chỉ có môi trường trong nhà trường là ít biến động nhất.
Giáo viên chủ nhiệm trước đây chỉ quan tâm đến việc học của các con ở trên lớp, nhưng giờ đây mọi chuyện phải khác và giáo dục ở đây không dừng ở mỗi học sinh mà nó còn phải tác động đến phụ huynh, bản thân giáo viên và phụ huynh phải thay đổi cách nhìn để từ đó các con có một môi trường tốt hơn.
Yếu tố quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, định hướng cho các con một góc nhìn đa chiều, đúng đắn về những vấn đề xã hội, làm sao cho các con có bản lĩnh, nhìn nhận, trao đổi chia sẻ trước một sự việc.
Giúp các con xác định được mục tiêu của mình là gì, trong tương lai mình là ai…thì đó mới là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm hiện nay”, cô Phương nêu quan điểm.
Dạy từ những kỹ năng nhỏ nhất
Tôi luôn quan tâm đến mọi hoạt động của các con trong lớp, ngay như việc mọi người thường hô hào làm việc nhóm, nhưng thế nào là làm việc nhóm thì lại rất ít người hướng dẫn, đâu phải cứ vài em chụm đầu vào bàn bạc là xong.
“Bản thân tôi được tham dự nhiều khóa đào tạo, và với kinh nghiệm đã học được thì tôi thấy các con không hề biết cách làm việc nhóm. Ví dụ trong nhóm 2 người thì phải có 1 người ưu tiên làm trước và 1 người làm sau.
Trong nhóm 4 người, rồi nhóm 8 - 9 người thì phải làm thế nào? Nên chọn một người làm nhóm trưởng, nhóm trưởng phải biết cách phân công nhiệm vụ, chia ra từng vấn đề để cho các bạn cùng tiến hành làm rồi sau đó tập hợp lại đưa ra ý kiến.
Nếu cứ cho học sinh nói quan điểm, cho học sinh cái nhìn đa chiều, được giao việc…rồi thảo luận, nhưng nếu không làm cho các con hiểu như thế nào là thảo luận thì các con sẽ đi chệch hướng và không thu được kiến thức mới.
Tôi kiên trì dạy các con một khái niệm: "Các con không được sợ sai. Việc sai và thất bại là chuyện bình thường, vấn đề là các con dám thể hiện quan điểm của mình, cô và các bạn sẽ bổ trợ lại những phần kiến thức còn thiết hay chưa đúng.
Việc rèn kỹ năng cho các con không thể gói gọn trong một tiết học mà nó là cả một quá trình, mỗi giáo viên có một bản sắc riêng nhưng cùng chung mục đích là làm sao để các con có được những kỹ năng và kiến thức mới.
Tôi thường hay áp dụng dạy theo cụm bài, ví dụ 4 bài này cùng liên quan đến một chủ đề thì với tiết đầu tiên tôi thường khơi gợi bằng một câu chuyện, và đó sẽ là điểm nhấn của cả cụm bài đó.
Khi nói về hệ tuần hoàn của máu trong cơ thể người thì tôi thường mở rộng hơn ra, có khi tôi dùng câu chuyện đi hiến máu tình nguyện để các em dễ hình dung.
Khi vào hiến máu các em sẽ phải điền vào một phiếu trắc nghiệm với những câu hỏi như bạn có đi xăm mình trong 2 tuần gần đây không, bạn có uống loại thuốc gì trong 2 tuần gần đây không?
Khi nghe xong thì các con rất buồn cười vì không hiểu sao lại có những câu hỏi như vậy, tôi sẽ lần lượt giải quyết thắc mắc về những câu hỏi đó của các con trong phần bài giảng, như vậy các con rất hứng thú để học và tìm hiểu”, cô Phương cho biết.
Luôn tìm những phương pháp mới
“Tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi với nhiều giáo viên trong trường để đưa ra những ý tưởng sáng tạo, để dạy cho phù hợp với những đối tượng là học sinh hiện nay, cách dạy phải làm sao cho khoa học, nhẹ nhàng cho các con.
Mày mò tìm những phần mềm mới, phù hợp rồi chia sẻ để mọi người cùng áp dụng, làm sao để bản thân giáo viên không mệt mỏi và các con cũng bớt căng thẳng để học tập hiệu quả hơn.
Tôi đến từng nhà của phụ huynh có phương pháp dạy con tốt, tìm gặp những giáo viên chủ nhiệm kì cựu trong trường để học hỏi kinh nghiệm.
Phương pháp dạy học dự án của tôi là giao một chủ đề hoạt động nào đó, và để làm được việc đó thì phải ứng dụng nhiều môn học, ví dụ như dự án enzin tái chế, trồng cây…các con phải vận dụng kiến thức của rất nhiều môn.
Quan điểm của tôi là làm bạn với các con, nên tôi vẫn thường nói cô tôn trọng tự do cá nhân và học thế nào là việc của các con vì mỗi người có một cách học riêng, các con phải tự giác.
Nói như vậy không phải là tôi bỏ mặc, đó cũng là cách tôi khuyến khích học tập, các con không cảm thấy bị gò bó, áp lực mà ngược lại đều hiểu rõ kiến thức sẽ áp dụng trong cuộc sống, vừa có sự yêu thích, vừa đơn giản, khoa học nên rất hứng thú tìm hiểu.
Trong mọi hoạt động thì tôi không bao giờ bỏ rơi bất cứ một học sinh nào và các bạn trong lớp cũng vậy, thành viên nào trong lớp cũng đều đáng quý, coi lớp học như một gia đình.
Thỉnh thoảng khóa học sinh mới của tôi có những em với tính cách đặc biệt, nếu tôi chỉ vì thành tích và em đó phải xuống phòng y tế ngồi 45 phút, trong khi các bạn khác được tham gia hoạt động thì đó sẽ là một vết thương lòng rất lớn trong cuộc đời học sinh của em, vậy nên đối với cá nhân tôi thì các con đều được tôn trọng, được bình đẳng như nhau.
Các con nếu có thắc mắc hoặc khó khăn gì thì đều có thể trao đổi với tôi và mọi việc đều có hướng giải quyết.
Khi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm thì lúc đó tôi mới cảm nhận được “sức nặng”, thấy được sự kỳ vọng hiện nay cũng như thông cảm với phụ huynh và các con.
Nhiều người nghĩ giáo viên chủ nhiệm dạy 1 tuần vài tiết, rồi sinh hoạt lớp nhắc nhở các con…nhưng thực tế lại nhiều hơn như vậy, cần phải làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt công tác quản lý học sinh thì mọi thứ sẽ tốt theo”, cô Phương, nói.
Theo Tùng Dương - giaoduc.net
Mời quý thầy/cô tham khảo:
Tìm hiểu mozaBook - Phần mềm soạn bài giảng và dạy học 3D tiên tiến nhất.